top of page

Chanel Métier D’art:
Show diễn của đẳng cấp

Có thể nói, Chanel Métier D’art chính là câu trả lời cho câu hỏi: Đâu là sự khác biệt giữa thời trang cao cấp với thời trang bình dân, và đâu là sự khác biệt giữa Chanel với các đối thủ.

Mỗi thiết kế của Chanel không đơn thuần là một món đồ mà là cả một bộ sưu tập những tác phẩm thủ công. Hãy thử phân tích: Ai là người đã tạo ra móc khóa hình hai chữ C lồng vào nhau? Ai đã tạo dáng cho chiếc nón? Ai đã dệt các tấm vải tweed? Ai đã thêu lên?

Có một nhóm các ateliers - các xưởng - đứng sau mỗi chi tiết nhỏ nhất trên những bộ đồ Chanel. Họ là những người cộng sự tuyệt vời, đã nâng tầm tiêu chuẩn của chế tác thủ công trong từng thiế kết. Từ lâu, Chanel đã đầu tư vào những xưởng may này, đảm bảo một tương lai hoạt động tối thiểu 50 năm; đồng thời vẫn cho phép họ được hoạt động độc lập - một động thái kinh doanh mà không nhãn hiệu thời trang nào khác dám thực hiện. Trong thời đại của sản xuất đại trà như hiện nay, sự nghiêm túc, kiên trì của Chanel chính là biểu tượng cho việc tôn trọng nguồn cội và bảo tồn cho tương lai.

Được ra mắt vào năm 2022, bộ sưu tập Métiers d’Art thường niên của Chanel (tức “Bậc thầy nghệ thuật” trong tiếng Pháp) là một bức thư tình gửi đến các nghệ nhân và thợ thủ công. Nhà mốt Pháp này hiện sở hữu 10 xưởng , tất cả đều là những cái tên danh giá với tuổi nghề lâu năm như xưởng thêu Lesage và Montex, xưởng dệt Act 3, xưởng làm hoa và lông vũ Lemarié, xưởng xếp li Lognon, xưởng sản xuất vải Paloma, xưởng làm găng tay Causse, thợ đóng giày Massaro, thợ làm mũ kiêm thợ may Maison Michel và thợ kim hoàn Goossens.

Cuối năm 2021, Chanel đã khánh thành 19M, trụ sở mới của hơn 600 nghệ nhân - từ thêu, dệt, đính đá, làm găng tay, làm mũ, xử lý đồ da,.. 19 là con số ngày sinh của Coco Chanel (19/8/1883) và quận 19, nơi tọa lạc tòa nhà có diện tích 25.500 mét vuông này. M là Métiers d'arts hay “petites mains” - những đôi bàn tay nhỏ bé. “Tòa nhà này là sự tôn vinh tay nghề thủ công của Chanel, nó được thiết kế vì vinh quang của những người làm việc cho Chanel” - kiến trúc sư Rudy Ricciotti chia sẻ.

Mỗi năm, bộ sưu tập Métiers d’Art lại được thể hiện và tổ chức ở một thành phố khác nhau. Bởi vậy, không chỉ cần có khả năng bảo tồn bản mã của Chanel, đội ngũ 19M còn phải nắm bắt và truyền tải đi linh hồn của những nền văn minh ấy và pha trộn với chất riêng của nhà mốt Pháp. Và dưới đây là 2 bộ sưu tập được đánh giá cao nhất trong danh sách được tạo bởi “les petites mains”.

Paris-Édimbourg, 2012-2013

Năm 2013, show diễn được ở Edimbourg. Nhà thiết kế Gabrielle Chanel đã được một người bạn của bà, Công tước xứ Westminster, giới thiệu đến Scotland, mảnh đất đã có đã ảnh hưởng đến các sản phẩm len dệt sau này của hãng. Ngồi xung quanh một sàn catwalk mang đầy hơi thở thời Trung Cổ, những giá treo nến là đồ trang trí trong không gian đổ nát không có mái che của Linlithgow, những vị khách (được cung cấp chăn để che chắn cái lạnh, một sự tinh tế xứng đáng với vai vế của Chanel) đã bị cuốn đi với những chiếc váy xòe rộng được may từ vải tweed của Chanel và họa tiết Tartan đặc trưng của xứ Scott , những chiếc túi lấy cảm hứng từ chiếc quần váy - trang phục truyền thống ở đây; cũng như một phần tri ân cho nữ hoàng Mary Stuart - những chiếc áo lông vũ quá khổ và những chiếc váy trắng vương giả.

Paris Cosmopolite, 2016-2017

Bộ sưu tập Métiers d’Art 2017 diễn ra tại khách sạn Ritz, nơi Gabrielle Chanel đã sống 34 năm. Lấy cảm hứng từ sự thanh lịch quốc tế, buổi trình diễn giới thiệu một bộ sưu tập sang trọng tôn vinh Paris.

Những bộ trang phục mang đậm vẻ kiêu hãnh, thướt tha và tinh tế. Lagerfeld - nhà thiết kế đại tài lưu ý rằng ông lấy cảm hứng từ "những chiếc váy dạ hội mà phụ nữ thường mặc để dùng bữa tại Ritz." Ý tưởng ấy được chuyển thể thành các phiên bản mới được cải tiến của chiếc áo khoác cài đai mang tính biểu tượng, được tô điểm bằng ngọc trai, hoa hồng vải và các nút cài thủy tinh. Chanel đã hiện đại hóa chiếc áo khoác theo một số cách khác nhau, như kết hợp với các chi tiết da, quần Capri hoặc quần vải tuýt, thay vì váy cắt thẳng truyền thống. Ngoài ra cũng một sự tập trung mới vào các mặt hàng dệt kim, có thể thấy trong những thiết kế áo len có cầu vai thêu hay một chiếc áo khoác hở lưng, tạo điểm nhấn bằng len cashmere.

Mỹ Tâm (theo Asia week)
bottom of page