![](https://static.wixstatic.com/media/c0d3eb_98f4962b833641c2bd9a1fbaf4ce93d4~mv2.jpg/v1/fill/w_917,h_500,al_c,q_85,enc_auto/c0d3eb_98f4962b833641c2bd9a1fbaf4ce93d4~mv2.jpg)
Gần đây, Studio Koto đã ra mắt nền tảng thiết kế mới cho thương hiệu chính các sản phẩm nhượng quyền của Call of Duty. Đó là một kiểu chữ được đặt thiết kế riêng có tên là Hitmaker. Nó được lấy cảm hứng từ trò chơi điện tử và nền tảng quân sự lâu đời của nhà sáng lập tựa Game nổi danh.
Cách đây không lâu, Studio Koto đã tiết lộ kết quả của sự hợp tác kéo dài hai năm với gã khổng lồ trò chơi điện tử Call of Duty. Koto cho biết đôi bên đã giải quyết thành công ba thách thức chính của vấn đề nhượng quyền thương mại bằng hệ thống thiết kế mới bao gồm nhãn chữ được vẽ lại và các sản phẩm thương hiệu được tinh chỉnh kỳ công.
Dự án trên được bắt đầu cùng với tham vọng của nhà phát triển trò chơi điện tử Activision. Đó là thống nhất thương hiệu Call of Duty vốn có 23 tựa game phát triển kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Theo Giám đốc sáng tạo và là người đồng sáng lập Koto, ông Jowey Roden cho biết nhiệm vụ ban đầu là “tinh chỉnh và hệ thống hóa một bản sắc có thể lan truyền liền mạch qua trải nghiệm trò chơi, tựa game cao cấp, chiến lược tiếp thị và quan hệ đối tác đang phát triển”.
Theo đó, Koto đã xác định ba thách thức riêng biệt gồm sự phát triển bản sắc riêng của từng Series phim mà vẫn đảm bảo được mối quan hệ gắn kết của chúng với các bộ phim của Call of Duty, tạo được tiếng vang đích thực với cơ sở người chơi đa dạng và nâng cao giá trị những sản phẩm được nhiều người yêu thích mà không cần phải tái tạo lại hoàn toàn hay đánh mất bản sắc hiện có của các trò chơi.
![](https://static.wixstatic.com/media/c0d3eb_8936fc2dce8b4883937e9152236bc761~mv2.jpg/v1/fill/w_680,h_383,al_c,q_80,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/c0d3eb_8936fc2dce8b4883937e9152236bc761~mv2.jpg)
Các thách thức trên đã đặt Koto trước một khao khát cháy bỏng là bằng mọi cách công ty phải tạo ra được các nguyên tắc và bộ nhận diện thương hiệu chính của Call of Duty, cũng như logo nhượng quyền thương mại mới và kiểu chữ tùy chỉnh kèm theo. Ông Roden cho biết thêm thương hiệu mới phải “dễ dàng tích hợp với các trải nghiệm tiếp thị, truyền thông xã hội, web và dịch vụ trực tiếp”. Và có vẻ như hệ thống thiết kế của Koto sẽ củng cố tốt các yếu tố cốt lõi của thương hiệu như “mẫu số chung, sự thống nhất nhượng quyền thương mại, tạo ra trải nghiệm Call of Duty gắn kết” và chừa chỗ cho các IP riêng lẻ tỏa sáng phía sau.
Theo đó, kiểu chữ tùy chỉnh mới Hitmarker sẽ được giới thiệu nhằm mang đến “yếu tố thiết kế đặc biệt có khả năng thích ứng tốt và có thể tích hợp liền mạch trên các nền tảng truyền thông đa dạng”. Nó sẽ tạo thêm “một lớp phủ năng động để tác động vào tất cả các hoạt động truyền thông của thương hiệu nổi danh”. Được biết, kiểu chữ kể trên được hỗ trợ thiết kế bởi công ty sáng tạo phông chữ NaN. Nó được lấy cảm hứng từ nền tảng quân sự truyền thống và sự bày tỏ lòng tôn kính đối với nguồn gốc của Call of Duty.
Hiện Hitmarker hỗ trợ hơn 300 ngôn ngữ hiển thị khác nhau nên rất phù hợp với khả năng đọc hiểu của người dùng nhượng quyền thương mại trên toàn cầu. Và mới đây nó đã được ra mắt trong giao diện web của trò chơi Modern Warfare III đến từ nhà Call of Duty. Mặc dù sản phẩm của Koto không phải là “một sự sáng tạo toàn diện” nhưng Roden nói rằng nó là “một sự sàng lọc tỉ mỉ để duy trì tính xác thực” đồng thời đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa hiện nay. Tính đến thời điểm này, công việc của Koto với Call of Duty đã kéo dài khoảng hai năm. Các dự án cụ thể khác mà Koto từng thực hiện trong thời gian đó là ra mắt các tựa game cao cấp Call of Duty: Modern Warfare II vào tháng 9 năm ngoái và Call of Duty: Modern Warfare III vào tháng rồi.
![](https://static.wixstatic.com/media/c0d3eb_e1eb7f9957324fd1884b84f67e74eaa5~mv2.webp/v1/fill/w_680,h_383,al_c,q_80,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/c0d3eb_e1eb7f9957324fd1884b84f67e74eaa5~mv2.webp)
Trước đó, Studio đã xác định kỹ lưỡng các đặc tính hình ảnh và sự trải nghiệm riêng biệt của các lần ra mắt sản phẩm. Đồng thời nỗ lực đảm bảo sự tích hợp liền mạch của chúng với câu chuyện bao quát về thương hiệu Call of Duty. Ngoài ra, việc triển khai thương hiệu trong các dịch vụ trò chơi trực tuyến cũng là một phần quan trọng khác có trong bản tóm tắt nhiệm vụ dành cho Koto. Bởi điều này liên quan đến sự phát triển bản sắc cá nhân của trò chơi Call of Duty: Warzone và Call of Duty: Warzone Mobile cũng như sự phát triển bản sắc theo mùa của chúng trên thị trường hiện nay.
Và ngoài các tựa game ra, Koto còn tham gia thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho các sự kiện trực tiếp và sáng kiến thể thao điện tử của Call of Duty, bao gồm Call of Duty: Next và Call of Duty: League. Thậm chí là mở rộng mối quan hệ đối tác ra ngoài lĩnh vực game điện tử mà mình đang triển khai. Ông Roden cho biết thêm: Studio đã đóng góp vào sáng kiến từ thiện của Call Of Duty - Call Of Duty Endowment (CODE) bằng cách cung cấp nội dung hình ảnh phù hợp với sứ mệnh của nó. Mục đích là bổ sung “một khía cạnh có ý nghĩa hơn cho sự tác động toàn diện của thương hiệu”. Ông nói: “Tất cả các dự án quan trọng này đều là công cụ giúp định hình lại bản sắc của Call of Duty. Chúng đảm bảo sự hiện diện của thương hiệu theo cách gắn kết nhất và hấp dẫn nhất trên các tựa game cao cấp, trong quá trình trải nghiệm trò chơi trực tuyến, thể thao điện tử và các nỗ lực từ thiện kèm theo. Theo đó, mỗi dự án đều được điều chỉnh để đề cao câu chuyện tổng thể về thương hiệu và tạo ra tác động lâu dài cho cộng đồng Call of Duty”.