top of page

Studio BIG thiết kế Thành phố chánh niệm ở Bhutan, nơi được kết nối bằng những “cây cầu có thể lưu trú dài ngày”

Studio Kiến ​​Trúc Đan Mạch BIG vừa tiết lộ quy hoạch tổng thể cho dự án phát triển rộng 1.000 km2 ở Bhutan. Nó bao gồm một sân bay quốc tế và một đập thủy điện kết hợp với một ngôi đền thờ.

Dự án trên được xây dựng xung quanh một loạt những cây cầu nối dài và được đặt tên là Thành phố chánh niệm mang đậm màu sắc tâm linh. Công trình tọa lạc tại thị trấn Gelephu ở miền nam Bhutan, gần biên giới Ấn Độ có trụ cắm đi kèm.
Ông Bjarke Ingels, người sáng lập BIG cho biết: “Được định hình bởi các tuyến đường thủy, Gelephu trở thành vùng đất của những cây cầu. Nơi kết nối thiên nhiên và con người, quá khứ và tương lai, địa phương và toàn cầu.
Giống như truyền thống của người Dzong, những cây cầu có chỗ lưu trú ở đây đã biến thành các địa danh văn hóa nổi tiếng bậc nhất. Chúng đóng vai trò như là cơ sở hạ tầng giao thông kết hợp với các cơ sở dân sự chở đầy các giá trị văn hóa bên trong mình”.
Theo Studio cho biết sự phát triển của dự án được định hình bởi 35 con sông và dòng suối chảy qua khu đất có hàng loạt “cây cầu lưu trú được”. Nó giúp kết nối các khu vực lân cận khác nhau theo cách tiện lợi vô cùng.
Được biết, mỗi một cây cầu có bên trong dự án sẽ được tích hợp kèm các chức năng văn hóa, giáo dục, giải trí và cả cơ sở hạ tầng.
Riêng khu vực dưới chân thung lũng, một sân bay quốc tế sẽ được xây dựng với nhà ga bằng gỗ. Tại đây sẽ có một cây cầu và đường băng được nâng cao bắc qua nhiều con sông liền kề.
Trong khi đó những cây cầu khác sẽ bắt qua một con sông lớn dẫn đến nơi có một trường đại học, trung tâm chăm sóc sức khỏe, chợ dân sinh và một ngôi đền phật giáo Kim Cương Thừa.
Ngoài ra, dự án này còn bao gồm một đập thủy điện được kết hợp với một ngôi chùa khác. Nó được Studio mô tả như là “vách đá nhân tạo khổng lồ” thách thức người nhìn.
Cạnh bên là đập đền Sankosh, nơi có một bức tường được trang bị đầy đủ các bậc thang đi kèm và các điểm quan sát từ xa cho người dùng.

Ông Ingels cho biết: “Đập Đền Sankosh gắn liền với các giá trị cơ bản của thành phố. Nó có cảnh quan xếp tầng bao gồm các bậc thang và bến đỗ giống như công trình Tigers Nest của thế kỷ 21. Thứ sẽ trở thành một tượng đài nhân tạo thể hiện khả năng đặc biệt của con người trong việc hiện diện bền vững trên trái đất. Qua đó biến thứ kỹ thuật khô khan trở thành một kiệt tác nghệ thuật hoàn hảo và biến sức mạnh của thiên nhiên trở thành sức mạnh của linh hồn”.
Nói về các tòa nhà nằm trong quy hoạch tổng thể, chúng sẽ được xây dựng dọc theo những con đường trải nhựa thông thoáng bằng các vật liệu địa phương bao gồm gỗ, đá và tre. Theo đó, các tòa nhà này sẽ có cấu trúc xây dựng giống với kiểu kiến ​​trúc truyền thống của Bhutan để mang đến cảm giác quen thuộc cho người nhìn.
Xung quanh khu phát triển sẽ là một loạt các cánh đồng lúa được thiết kế liên hoàn để hoạt động như hành lang đa dạng sinh học. Studio hy vọng rằng quy hoạch tổng thể này sẽ đóng vai trò như là hình mẫu mới cho sự phát triển của Bhutan trong tương lai gần.
Ông Ingels cho biết thêm: “Quy hoạch tổng thể của Gelephu hình thành nên tầm nhìn rộng mở cho đất nước. Nó được triển khai nhằm mục đích tạo ra cái nôi cho sự phát triển và đổi mới dựa trên thiên nhiên hoang dã và nền văn hóa bản địa đa sắc màu.
Vậy nên trong trí tưởng tượng của chúng tôi Thành phố Chánh niệm là một nơi chỉ có 1 trên đời. Nơi mà thiên nhiên được tôn vinh, nông nghiệp được tích hợp và nền văn hóa truyền thống vẫn đang sống và thở. Nơi không chỉ bảo tồn mà còn phát triển được cả những giá trị vĩnh cửu cho con người”.
Được biết, BIG có trụ sở tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Đây là một trong những studio kiến ​​trúc nổi tiếng nhất thế giới ở thời điểm này.
Cùng với công ty Mindfulness City, BIG đang thực hiện một số quy hoạch tổng thể quy mô khác bao gồm một thành phố hình bát giác ở Ả Rập Saudi thuộc siêu dự án Neom và một trung tâm cộng đồng ở Jordan sử dụng năng lượng mặt trời.
Ngoài ra, người đứng đầu Studio là ông Ingels cũng đã đề xuất một kế hoạch tổng thể khác nhằm thiết kế lại trái đất và ngăn chặn sự biến đổi khí hậu mang tên Masterplanet. Nó đã và đang thu hút rất nhiều các chuyên gia thiết kế đến từ khắp nơi trên toàn cầu.

Thu Lành (theo Dezeen)

bottom of page