top of page

Nghệ sĩ Frankey lắp đặt “cây cầu kênh đào cao nhất thế giới” giữa hai tòa nhà ở Amsterdam

Mới đây, nghệ sĩ đường phố người Hà Lan Frankey đã liên kết các tầng trên của hai tòa nhà ở Amsterdam bằng một cấu trúc được thiết kế giống như cây cầu kênh đào lịch sử của thành phố này.

Nghệ sĩ Frankey có tên thật là Frank de Ruwe. Ông đã lắp đặt cây cầu Canal Skybridge trong bộ phim hoạt hình của mình giữa hai tòa nhà phía trên Rokin, một con phố lớn nằm ở trung tâm thành phố Amsterdam.
Cây cầu này nằm ở độ cao 10 mét so với mặt đất. Nó có lan can màu xanh đậm và chiếc đèn lồng hình vương miện truyền thống được đặt ở góc nghiêng bên ngoài.
Ông cho biết: “Lấy ý tưởng từ câu truyện tranh có chủ nghĩa hiện thực được triển khai bất tận, tôi đã tạo ra cây cầu kênh đào cao nhất thế giới này”.
Theo đó, cầu Canal Skybridge được tổ chức công nghệ tài chính Adyen của Hà Lan ủy quyền thiết kế cho ông Frankey. Mục đích chính là liên kết trụ sở chính của công ty với nhiều văn phòng nhỏ hơn nằm ở tòa nhà cạnh bên mình.
Mặc dù công chúng không thể tiếp cận cây cầu này, nhưng Frankey vẫn muốn tạo ra một thiết kế có thể khơi dậy niềm vui. Vậy nên khi mọi người đi ngang qua đó, người ta sẽ thấy rõ ràng rằng lối đi không nằm trên đỉnh của hình vòm mà nằm ở một lối rẽ bằng kính trong suốt chạy dọc bên dưới tòa nhà.
Ông Frankey cho biết: “Cây cầu này là sự kết nối nhưng cũng là sự giao thoa giữa những gì hài hước và kỳ diệu nhất trên đời”.
Được biết, nghệ sĩ Frankey hiện rất nổi tiếng ở Amsterdam cùng với các tác phẩm nghệ thuật đường phố vui tươi. Chúng thường bao gồm các nhân vật hoạt hình hoặc tài liệu tham khảo về văn hóa đại chúng.
Ông đã tạo ra hơn 500 tác phẩm trong thành phố như nhân vật Goofy biểu diễn nhào lộn quanh ánh đèn đường và một cặp lỗ thông hơi được biến thành chân dung của nam Rapper Kanye West nổi danh hàng đầu.
Riêng cây cầu kênh đào Canal Skybridge là một trong những dự án tham vọng nhất của Frankey ở thời điểm hiện tại. Bởi nó cho thấy mục tiêu muốn tiến vào thế giới kiến ​​trúc của người nghệ sĩ này.

Được biết, phải mất ba năm Frankey mới có thể đưa dự án vào ứng dụng thực tế với sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ sư và chuyên gia xây dựng giàu kinh nghiệm. Nó được xây dựng bằng kết cấu khung thép bọc trong nhựa Acrylic gốc nước siêu bền.
Phần bên ngoài cầu kênh đào được đúc trong khuôn in 3D để tạo hình ấn tượng. Phần lan can và đèn đường được sản xuất bằng công nghệ in 3D hiện đại nhất thị trường.
Ngoài ra còn có nhiều chi tiết thiết kế khác vẫn đang được thi công bên trong các tòa nhà để tạo ra cây cầu đá ảo diệu cho người dùng. Trong đó, những sợi cáp thép kéo dài ra hai bên được cố định bằng bu lông khổng lồ chính là điểm nhấn nổi bật nhất. Mỗi một chiếc bu lông như thế đều có in hình phù điêu khuôn mặt của Frankey để ghi lại dấu ấn riêng của người nghệ sĩ này.

Thu Lành (theo Dezeen)

bottom of page